Tiểu Sử Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
Mục lục
Thông Tin Tiểu Sử Cố Nhạc Sĩ Trịnh Cộng Sơn
Trịnh Công Sơn là một trong các nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam từ trước đến nay. Những ca khúc tình ca do ông sáng tác đến nay vẫn là các tác phẩm được các nghệ sĩ trình diễn rất nhiều.
Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn Sinh Năm Bao Nhiêu?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 – mất ngày 1 tháng 4 năm 2001)
Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn Quê Quán Ở Đâu?
Trịnh Công Sơn có quê quán tại Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Rất nhiều ca sĩ đã trình diễn các ca khúc do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến nữ ca sĩ Khánh Ly.
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm
Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
Trong suốt cuộc đời, Trịnh Công Sơn sáng tác hơn 600 bài hát, phần lớn là tình ca. Trong thời chiến tranh Việt Nam, ông cũng có sáng tác các ca khúc với thông điệp phản chiến nên phải chịu sự cấm đoán và hạn chế từ chính quyền Việt Nam.
Năm 1970, một vài sáng tác của Trịnh Công Sơn được khán giả Nhật bản biết đến như ca khúc Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, đích thân ông đã trình diễn ca khúc “Nối Vòng Tay Lớn” do mình sáng tác năm 1968 tại đài truyền hình Sài Gòn nhằm nêu lên ý muốn hòa giải nhất tộc đất nước khỏi chiến tranh.
Sau năm 1975, ông làm việc tại tạp chí Sóng Nhạc, hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm 1980 thì ông sáng tác trở lại và đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam rất nhiều bản tình ca bất hủ.
Ngoài ra, ông còn là một diễn viên nghiệp dư khi đã tham gia diễn suất trong bộ phim Đất Khổ được quay vào năm 1971, nhưng do mang tính phản chiến nên bộ phim chỉ được công chiếu 2 lần, sau đó thì bị cấm.
Những Sáng Tác Tình Ca Của Trịnh Công Sơn
Tình ca là chủ đề chiếm đa số trong các sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và vẫn được yêu thích và đi sâu vào lòng người nghe cho đến tận bây giờ.
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ… Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng…
Nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là “nhạc sĩ người Việt sáng tác tình ca hay nhất thế kỉ”.
Những Sáng Tác Phản Chiến Của Trịnh Công Sơn
Trong thời gian chiên tranh Việt Nam, ông có sáng tác các ca khúc chống lại chiến tranh, đề cao sự hòa bình, hay còn gọi là nhạc phản chiến, sau này để hoa mỹ hơn thì được gọi là các ca khúc da vàng.
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng.
Trong giai đoạn sáng tác nhạc phản chiến, ông bị phản đối và tẩy chay kịch liệt từ cả hai đầu chiến tuyến. Nhưng đây cũng chính là dòng nhạc đã góp phần không nhỏ đưa tên tuổi của ông lên đình cao.
Những Giải Thưởng Vinh Dự Của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
-
- Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc “Ngủ đi con” trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”
- Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài “Em ở nông trường, em ra biên giới”
- Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài “Hai mươi mùa nắng lạ”
- Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: “Xin trả nợ người”, “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường”, “Ta đã thấy gì hôm nay”
- Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)